Hùng
Vương thứ mười tám có một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần,
nàng ấy tên là Mị Nương. Mị Nương được
vua cha rất mực yêu thương. Khi nàng đã đến tuổi cập kê gả chồng. Vì thương con
gái, nhà vua ra chiếu thư chiêu nạp các nhân tài, hào kiệt trong thiên hạ để
thi đấu tuyển chọn phò mã. Người muốn chọn được một chàng rể văn võ song
toàn để xứng đôi với công chúa. Nghe tin vua Hùng Vương kén chọn con rể, chư hầu,
vua quan các nước lần lượt mang vàng bạc châu báu, lụa là gấm vóc đến trổ tài
xin hỏi cưới Mị Nương về làm vợ, nhưng vua Hùng chưa ưng ý ai cả. Trong đó có vị
vua đến từ Tây Âu mang rất nhiều vàng bạc đến cầu hôn. Vua Hùng bèn cho gọi các
Lạc Hầu vào triều bàn bạc. Các Lạc Hầu góp ý: ” Vua Tây Âu là người cường bạo,
tuổi tác lại đã cao, hình dáng thì kỳ quái đáng sợ, thật không xứng với công
chúa xinh đẹp tuyệt trần như tiên nữ của chúng ta được”. Ý của các Lạc Hầu rất
đúng với suy nghĩ của vua Hùng, nên Người quyết định không gả con gái của mình
cho vua nước Tây Âu. Cũng chính vì lẽ đó mà giữa hai nước Văn Lang và Tây Âu bắt đầu có mâu thuẫn.
Một người là chúa miền non cao, một người là chúa của vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Nhưng giữa tài sức của cả hai, vua Hùng đắn đo không biết chọn ai, ông quyết định ra thêm thử thách cho cả hai chàng trai. Nhà vua nói: ” Cả hai đều ngang sức ngang tài, đều làm vừa ý ta cả. Nhưng ta lại chỉ có một người con gái nên không biết phải chọn ai để làm phò mã trong hai người này. Nếu như sáng sớm ngày mai, một trong hai ngươi, ai mang lễ vật đến trước thì ta sẽ gả con gái cho. Lễ vật gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi thì ta sẽ gả con gái cho người đấy”. Qua việc đưa ra yêu cầu về lễ vật, vua Hùng đã tỏ ý muốn lựa chọn Sơn Tinh để làm phò mã.
Hôm sau, khi trời vừa hửng sáng, Sơn Tinh đã mang đầy đủ lễ vật đến trước, xin vua Hùng gả công chúa cho, nhà vua rất ưng ý và chấp thuận gả công chúa cho chàng. Thủy Tinh đến trễ hơn một bước vì phải chuẩn bị lễ vật khó hơn Sơn Tinh. Khi biết tin công chúa đã theo Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh tức giận, cho quân lính đuổi theo Sơn Tinh hòng cướp lại công chúa về tay mình.
Thủy Tinh hô mưa, gọi gió kéo đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh cho nước lũ dâng lên cuồn cuộn, ngập hết nhà ngập cửa. Sóng mỗi lúc mỗi mạnh hơn, mưa gió ào ào rú thét dữ dội, những con ác thủy lần lượt trồi lên mặt nước, hung hãn. Những cơ lũ dữ dội mà Thủy Tinh mang đến nhấn chìm mọi thứ. Nước ngập ruộng vườn, đất đai, rồi ngập nhà, ngập cửa… Không hề chịu nao núng, khuất phục, Sơn Tinh bốc từng ngọn núi, dời từng quả đồi ngăn chặn dòng nước lũ. Chàng lấy cây rừng làm bè cho dân đi qua nước lũ để lên chỗ cao tránh lũ. Những ngọn đồi, ngọn núi được xếp lần lượt kiên cố, vững chắc tạo thành những bức tường thành vững chãi, chặn đứng dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng sóng lũ đến đâu, Sơn Tinh ngăn chặn đến đó. Hai bên đánh nhau ròng rã cả mấy tháng trời mà vẫn không ai chịu ai. Cuối cùng vì lòng đoàn kết của cả đội quân và người dân, Sơn Tinh đã chiếm ưu thế hơn hẳn. Thủy Tinh dần dần đuối sức, toàn quân mệt mỏi rệu rã. Những dòng nước lũ yếu dần đi, những con sóng không còn dâng cao như trước được nữa, những trận gió và mưa cũng ít dần và yếu hơn hẳn. Đánh không lại Sơn Tinh, Thủy Tinh đành rút quân quay trở về biển cả. Kể từ đó, Sơn Tinh và Mị Nương sống với nhau vui vẻ hạnh phúc.
Tuy nhiên, trong lòng Thủy Tinh vẫn chưa nguôi sự tức giận, oán ngày càng thêm hận, thù ngày càng thêm sâu nên hàng năm cứ đến tháng bảy âm lịch, Thủy Tinh lại trỗi dậy dâng nước lũ đánh Sơn Tinh để trả thù xưa, lúc nào cũng mạnh mẽ và dữ dội như nỗi căm phẫn trong lòng Thủy Tinh vậy, nhưng lần nào cũng thất bại quay về vì lần nào Sơn Tinh cũng được sự đồng lòng, đoàn kết giúp đỡ hết sức mình từ dân làng. Giống như hổ mọc thêm cánh, mạnh càng thêm mạnh bội phần. Cho dù nước lũ có mạnh mẽ dữ dội đến đâu, chàng Sơn Tinh vẫn dũng cảm ngăn chặn dòng lũ cho đến hết trận chiến. Chàng luôn cố gắng không để dòng nước lũ tàn phá tới người dân, mùa màng và của cải của họ. Biết trước được sự việc năm nào Thủy Tinh cũng dâng bão lũ đến trả thù nên Sơn Tinh không bao giờ lơ là, chàng cho xây dựng đê kè kiên cố, thoát nước nhanh chóng, di tản dân đến vùng cao để tránh nạn. Chính vì thế, Thủy Tinh có hung hãn đến đâu cũng không thể chiến thắng chàng Sơn Tinh. Lần nào Thủy Tinh cũng phải chịu thua và bỏ chạy.
Chính vì lẽ đó mà hàng năm cứ vào thời gian này, khắp nơi trên nước ta lại xảy ra bão lũ, người dân lại chung tay ra sức chống bão lũ và lần nào cũng thành công, không để bão lũ triền miên kéo dài.
Sơn Tinh – Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng, lý giải về hiện tượng lũ lụt và công tác phòng chống lũ lụt của ông cha ta từ xa xưa. Qua đó cũng thể hiện niềm tin của nhân dân ta vào những điều thiện và lẽ phải. Những ai theo chính nghĩa, biết sống vì người khác, giúp ích cho những điều thiện thì sẽ luôn giành được chiến thắng.
Mời các em nghe đọc truyện cổ tích "Sơn Tinh, Thủy Tinh"
No comments :